Đôi lời tâm sự #5902

Là gì vậy các V.I.P

Các công ty giải trí sẽ chịu thiệt bởi quy định giảm mức phạt vi phạm hợp đồng của thực tập sinh ?

Các công ty giải trí sẽ chịu thiệt bởi quy định giảm mức phạt vi phạm hợp đồng của thực tập sinh ?

Các công ty giải trí quy mô vừa và nhỏ làm thế nào khi các thực tập sinh được "chiêu dụ" bởi những công ty giải trí quy mô lớn hơn ?

Bắt đầu từ một tuyên bố do Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc (FTC) đưa ra ngày 7/3, rằng tổ chức này sẽ trong hợp đồng đào tạo của 8 công ty giải trí quy mô lớn hiện nay gồm: SM, YG, JYP, Cube, Loen, FNC, Jellyfish DSP Entertainment.

Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc (FTC)

Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc (FTC)

Hiểu một cách đơn giản, những thay đổi này đánh mạnh vào hợp đồng giữa thực tập sinh và công ty quản lý, trong đó khắc phục những điểm thiệt thòi mà thực tập sinh (TTS) phải gánh chịu trước đây như: TTS phải bồi thường từ 2-3 lần chi phí đào tạo khi rời khỏi công ty (nay sửa thành bồi thường ngang bằng chi phí đào tạo), TTS sẽ bị buộc rời khỏi công ty ngay khi phía công ty quyết định chấm dứt hợp đồng (nay sửa thành cho thêm thời gian để thảo luận, giải quyết vấn đề, nếu không thể thống nhất thì cả hai sẽ "đường ai nấy đi" sau khi kết thúc thời hạn chỉ định), TTS bị buộc rời khỏi công ty khi phía công ty đưa ra lý do "độc đoán" như phi vụ đầu tư này thua lỗ hoặc do TTS từng... nói xấu công ty (nay cấm hoàn toàn các lý do này)...

Mặc dù mang ý nghĩa vô cùng tích cực, phấn đấu giành lại quyền lợi cho các thực tập sinh không có tiếng nói trong ngành công nghiệp âm nhạc song quyết định của Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc lại tạo nên một cơn "sóng ngầm" trong lòng 8 công ty giải trí nhận được thông báo lẫn các công ty giải trí quy mô vừa và nhỏ khác. 

Về phía 8 công ty giải trí quy mô lớn (SM, YG, JYP, Cube, Loen, FNC, Jellyfish và DSP Entertainment), tạm bỏ qua Big 3 công ty "bất khả chiến bại" là SM - YG - JYP thì sau quyết định của FTC, 5 công ty còn lại bỗng dưng rơi vào tình thế "nguy hiểm". 

5 công ty rơi vào thế khó sau quyết định của FTC

5 công ty rơi vào thế khó sau quyết định của FTC

Ai cũng biết, trước khi cho ra mắt một thần tượng mới lúc nào công ty giải trí cũng phải sàng lọc và tạo nên danh sách những thực tập sinh tiềm năng nhất. Đây là những ứng cử viên thỏa mãn được các tiêu chí tài năng, ngoại hình và có khả năng nổi tiếng cao nhất trong lứa TTS mà công ty đang sở hữu. Nói không quá lời thì sự tồn tại của họ có ý nghĩa quyết định đến mức độ thành công của công ty trong tương lai, do đó công ty dành rất nhiều tâm huyết vào họ.

Tuy nhiên kể từ nay, sau quyết định của FTC thì việc một TTS rời khỏi công ty đã là chuyện dễ dàng, nếu họ muốn ra đi thì chỉ cần đền bù lại bằng đúng số tiền công ty từng đầu tư cho họ, thay vì đền gấp 2 gấp 3 lần như trước đây.

Giả sử một ngày nọ, một nhà tuyển dụng từ Big 3 chú ý đến thực tập sinh tiềm năng thuộc Cube, Loen, FNC, Jellyfish hoặc DSP. Họ hết lời thuyết phục thực tập sinh này gia nhập Big 3 với những lời hứa hẹn không thể "mát tai" hơn. Nếu là bạn, bạn sẽ chọn về với Big 3 hay là gắn bó với công ty cũ?

Các công ty giải trí quy mô lớn

Nếu nhận được lời mời cùng hứa hẹn chắc nịch từ Big 3, bạn có động lòng không?

Câu trả lời có thể là 50 - 50, hoặc là ra đi, hoặc là ở lại, nhưng nó đã cho thấy sự dao động không thể chối cãi. Chưa kể, các công ty Big 3 dư sức bỏ ra một khoản tiền để "mua đứt" TTS đó. Rõ ràng, đây là một phi vụ làm ăn có lời, thay vì bỏ tiền ra để đào tạo TTS 5 -7 năm ròng rã, giờ đây họ chỉ cần nhắm đến những TTS át chủ bài, trả cho công ty của họ một khoản tiền đền bù vi phạm hơn đồng là đủ điều kiện để đưa TTS đó về dưới công ty mình. Việc tiếp theo là nhẹ nhàng cho TTS đó debut trong một nhóm mới. Vậy là Big 3 vui, TTS đó cũng vui nhưng top 5 công ty lại thì không. Hoàn toàn không.

Tiếp tục bỏ qua 8 công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quyết định của FTC, xét đến trường hợp các công ty giải trí quy mô vừa và nhỏ, ví dụ: Big Hit, WM, Woollim, Pledis, MBK, Happy Face.... thì điều họ lo lắng nhất hiện nay là liệu họ có bị FTC "sờ gáy" hay không?

Những công ty vừa và nhỏ cũng chẳng thể ngồi yên

Những công ty vừa và nhỏ cũng chẳng thể ngồi yên

Chắc chắn Top 8 công ty bị FTC can thiệp vào hợp đồng ở trên không phải là những trường hợp duy nhất đề ra những nội dung "trói chặt" thực tập sinh mà vẫn còn rất nhiều công ty khác soạn sẵn chúng trong các bản hợp đồng.

Bản chất những công ty quy mô vừa và nhỏ là mức độ đầu tư và khả năng rủi ro tài chính là rất cao, cao hơn nhiều so với những công ty lớn nên họ càng cần phải đảm bảo thực tập sinh sẽ gắn bó với mình dài lâu, thực hiện theo đúng kế hoạch họ đã đề ra.

Vậy, ngộ nhỡ FTC không chỉ "cưỡi ngựa xem hoa" mà ra tay áp dụng quyết định trên với toàn bộ công ty giải trí ở Hàn Quốc thì không phải tất cả các công ty đều sẽ rơi vào tình cảnh tương tự Cube, Loen, FNC, Jellyfish, DSP hiện tại - dễ dàng bị "trộm" mất những thực tập sinh tiềm năng nhất hay sao?

Các thực tập sinh tiềm năng

Xem ra bài toán mà FTC đặt ra cho hàng loạt công ty giải trí không hề đơn giản như công chúng vẫn tưởng. Việc tiếp theo mà chúng ta có thể chờ xem đó là: Ai, trường hợp nào sẽ bắn phát súng đầu tiên trong việc "nhảy cóc" công ty - một hệ quả tất yếu mà quyết định của FTC đã tạo ra.

Có thể tham khảo một số ý kiến mà cư dân mạng Hàn Quốc đã chia sẻ xung quanh sự việc:

[+259, -3] Nếu xét số tiền đầu tư cho thực tập sinh thì các công ty chỉ thu hồi lại vốn sau khi những thực tập sinh đó debut và làm ra tiền. Ngược lại nếu những thực tập sinh đó debut ở nơi khác thì tất nhiên đó sẽ là một vấn đề đối với công ty... Đặc biệt là những công ty tầm trung dành hết thời gian công sức bồi dưỡng TTS để rồi các công ty lớn hơn "cuỗm" họ đi hết

[+194, -4] Đúng là một góc tối trong ngành giải trí... đó cũng sẽ là một cú sốc lớn đối với những công ty tầm trung bởi vì hầu hết các ngôi sao của họ đều sẵn sàng phản bội để đầu quân cho bất cứ nơi nào trả nhiều tiền nhất

[+184, -4] Nếu tôi dành hết vốn liếng đào tạo một ai đó chỉ để cho công ty khác lấy đi mất thì tôi cũng bực mình chết mất

[+20, -0] Nhưng nếu xét theo hướng ngược lại thì chuyện này vô cùng có lợi đối với những công ty lớn. Còn đối với những công ty loại vừa, hẳn là những viên ngọc quý giá nhất của họ sẽ bị các công ty lớn hơn lấy mất

[+18, -2] Với những thay đổi này thì các công ty tầm trung chẳng khác gì một học viện tạm thời trước khi các ông lớn đến trả phí và mang thực tập sinh đi mất. Em để ý ngay cả trong KPOP Star, YG và JYP cùng thoải mái thừa nhận muốn tuyển thực tập sinh này thực tập sinh nọ dù những người đó đã là người của những công ty nhỏ

[+13, -0] Tốt cho các công ty lớn đấy chứ... Có vẻ không ai có đủ khả năng trộm mất thực tập sinh của họ và rõ ràng là họ có tiền để lôi kéo những TTS vàng của những công ty nhỏ hơn. Các công ty hạng trung chỉ còn cách tuyển những thực tập sinh bị loại từ những công ty lớn hơn.

[+8, -1] Có thể nào làm cho chuyện này giống như trong bóng đá không, tức là phải trả cả phí chuyển nhượng nữa ấy

[+4, -0] Có thể chúng ta nên thêm khoản phí chuyển nhượng hoặc là mua đứt hợp đồng như trong bóng đá vậy ㅋㅋ

[+3, -3] Nhưng mà việc này cũng chỉ giống như ngừng làm thực tập sinh của công ty này để bắt đầu làm toàn thời gian ở công ty khác thôi mà, có gì xấu đâu?

[+2, -0] Chẳng khác gì việc các công ty nhỏ phải đầu tư tất tần tật tiền bạc và thời gian vào việc ăn, ở, luyện tập cho thực tập sinh của họ...chỉ để các công ty lớn hơn đến tuyển chúng họ đi chỉ với mức phí tối thiểu. Không có điều luật nào bảo vệ công ty nhỏ khỏi chuyện này à.. ngoài việc cắn răng từ biệt TTS tâm huyết của mình.

Còn bạn, bạn nghĩ sao về câu chuyện này?

Kim An



Đôi lời tâm sự #5902

Là gì vậy các V.I.P

0 nhận xét cho "Các công ty giải trí sẽ chịu thiệt bởi quy định giảm mức phạt vi phạm hợp đồng của thực tập sinh ?"

Nhận xét