Cảnh sát và lính cứu hoả cho biết, ngày 10/12, một lái xe 57 tuổi đã tưới xăng lên người sau đó ngồi châm lửa tự thiêu trong chiếc taxi đậu gần trụ sở Quốc hội Hàn Quốc.
Trong thời gian gần đây, hàng nghìn tài xế taxi ở các tỉnh, thành phố trên khắp Hàn Quốc, bao gồm cả thủ đô Seoul, tham gia vào cuộc đình công phản đối Kakao T Carpool - một dịch vụ chia sẻ xe mới ra mắt của Kakao Mobility vì cho rằng dịch vụ này sẽ giết chết taxi truyền thống và đe doạ công ăn việc làm của họ.
Kakao Mobility, công ty dịch vụ vận tải của nhà điều hành mạng chat di động hàng đầu Hàn Quốc Kakao Corp, tuyên bố tuần trước rằng họ đang thử nghiệm dịch vụ chia sẻ xe bất chấp phản đối của các tài xế taxi - những người muốn chính phủ từ chối cấp phép cho dịch vụ này.
“Chúng tôi vẫn đang trong cuộc chiến giằng co với chính phủ để ngăn chặn dịch vụ đi chung xe” - một quan chức của Hiệp hội taxi Hàn Quốc nói.
Đại diện của Kakao Mobility cho biết, công ty đã gửi lời chia buồn và cảm thông tới gia đình người taxi tự thiêu: “Chúng tôi lấy làm tiếc và bày tỏ lời chia buồn tới gia đình nạn nhân” - người phát ngôn của công ty nói và từ chối bình luận thêm.
Bộ Giao thông Hàn Quốc hiện cũng chưa đưa ra bình luận nào.
Phản ứng dữ dội từ các lái xe taxi và các quy định của chính phủ tại nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á này đang cản trở các dịch vụ giao thông mới được khởi xướng bởi các công ty công nghệ như Uber cũng như các công ty khởi nghiệp trong nước.
Kakao, muốn sử dụng thế mạnh của mình để khởi động dịch vụ kết nối các lái xe với những người tìm xe đi cùng một hướng, cho biết sẽ chỉ vận hành trong giờ cao điểm để bù vào sự thiếu hụt xe taxi.
Luật giao thông Hàn Quốc cấm sử dụng xe cá nhân cho mục đích thương mại, tuy nhiên cho phép đi xe chung trong giờ cao điểm. Động thái phản đối này của các tài xế taxi truyền thống là thách thức mới nhất đối với các dịch vụ đi chung xe tại Hàn Quốc, một trong những nước có tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao nhất thế giới.
*ảnh minh họa: Khoảng 25.000 tài xế đã xuống đường tham gia biểu tình tại Seoul nhằm phản đối dịch vụ đi chung.
NguyenDuyTùng
2018-12-11 14:00:49
ReplyMình hiểu điều mà các bác taxi đang lo sợ, nhưng thật sự thì những dịch vụ như Uber là tương lai, ko nên ngăn cản. Bớt xe cộ, bớt ô nhiễm, bớt tắc đường, nhất là giờ cao điểm, giá cả cũng phải chăng hơn taxi. Nói ko nên cho phép vì đe doạ công việc làm chẳng khác gì nói công nghệ robot tự động ko đc phát triển vì đe doạ nhân công nhà máy. Châm lửa tự thiêu vì lý do như vậy thực sự hơi tiêu cực quá rồi...
NguyễnThoại
2018-12-11 14:00:49
ReplyBiết là ảnh hưởng tới rất nhiều người nhưng xã hội luôn tiến bộ, luôn hướng tới cái phát triển hơn. Thay vì phản đối cải tiến thì hãy tự cải tiến bản thân mình sẽ tốt hơn
AnhPhương
2018-12-11 14:00:49
ReplyĐéo thấy gì vui để thả haha. Khó hiểu vãi.
LyThy
2018-12-11 14:00:49
ReplyBiết là ông này lấy tính mạng bản thân ra để cảnh tỉnh chính phủ nhưng trong đầu cư nghĩ đến việc ông này sẽ phải chịu thống khổ khi sang thế giới bên kia, vì ông này tự kết liễu tính mạng bản thân ._.
PhạmTrangAnh
2018-12-11 14:00:49
ReplyDịch vụ đi chung xe là giống Grab, Uber ấy. Chẳng qua là họ không muốn chịu sự kiểm soát về thuế, về quy định đối với tài xế, an toàn xe vân vân nên họ không sử dụng tên “dịch vụ vận chuyển hành khách” giống như các hãng taxi truyền thống mà sử dụng tên gọi là Dịch vụ đi chung xe/ dịch vụ chia sẻ xe. Bản chất đều là vận chuyển hành khách từ điểm này đến điểm khác. Giá của dịch vụ chia sẻ xe này thường là rẻ hơn (vì chi phí thấp hơn taxi truyền thống), xe thường là mới hơn, và nhiều tài xế (được cho là) lịch sự hơn tài xế taxi truyền thống. Ko phải chỉ ở Vnam hay Hàn Quốc, mà ở nhiều nước châu Âu cũng xảy ra những cuộc phản đối/biểu tình như thế này.
MyMy
2018-12-11 14:00:49
ReplyLại giống Grab với Vinasun à :)))