Đôi lời tâm sự #7162

Là gì vậy các V.I.P

Đây chính là lý do vì sao nhạc của SM hoặc là thành công xuất sắc, hoặc là thất bại thê thảm!

Đây chính là lý do vì sao nhạc của SM hoặc là thành công xuất sắc, hoặc là thất bại thê thảm!

Đọc bài viết dưới đây đi, bạn sẽ thấy âm nhạc của SM Entertainment không còn ngày càng xa rời người hâm mộ và mất chất so với hai ông lớn còn lại trong Big3 nữa!

Khi làng sóng thần tượng KPOP ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi, các công ty quản lý và đào tạo thần tượng ngày càng rơi vào thế cạnh tranh quyết liệt hơn. Để phân biệt công ty mình với các công ty đối thủ, mỗi công ty cần tìm ra được những lợi thế riêng của họ và phương pháp sản xuất các nhóm nhạc thần tượng mạnh mẽ.

Chỉ xét trong Big 3, nếu như YG và JYP Entertainment thích thuê các chuyên gia, các nhà sản xuất âm nhạc trong nước thì lại chọn cách tìm kiếm những cộng sự âm nhạc đến từ nước ngoài. SM đặt kỳ vọng rằng nguồn nhân lực này sẽ đem đến cho công ty những sản phẩm chất lượng, độc đáo, có tính toàn cầu và phù hợp với sở thích của công chúng.

SM

Âm nhạc của SM có sự tham gia của nhiều êkip đến từ nhiều quốc gia khác nhau

đã thuê một số nhà sản xuất và nhạc sĩ từ nước ngoài để họ tạo ra một những chất nhạc KPOP mới mẻ và độc đáo. Có thể kể đến một số êkip sản xuất nước ngoài đã làm việc với SM như Teddy Riley, London Noise Divine Music.

Những bước đi đầu tiên của SM trong việc thuê các nhạc sĩ ở nước ngoài là vào những năm 2000, với các nhạc phẩm dành cho SHINee, f(x), SNSD TVXQ. Ứng với mỗi nhóm, các nhà sản xuất tạo dựng một phong cách riêng biệt rồi trộn lẫn với các yếu tố của nhạc pop Hàn Quốc và nhạc pop châu Âu. Riêng các bài hát chủ đề thường được sáng tác bởi nhà soạn nhạc nước ngoài, chỉ có phần lời là do bộ phận ở Hàn Quốc thực hiện.

SM

SHINee là nghệ sĩ SM đi tiên phong trong việc sử dụng các ca khúc chủ đề có nguồn gốc ngoại quốc

Ngoài ra, không thể phủ nhận việc thuê các nhà sản xuất và nhạc sĩ ngoại quốc đã mở ra một con đường để xâm nhập vào các thị trường quốc tế. Nhờ các chuyên gia quốc tế, SM có thể nắm bắt các xu hướng hiện tại để định hình âm nhạc của họ theo hướng hấp dẫn khán giả quốc tế tốt hơn.

Chính nhờ bước đột phá của SM khi làm việc với các nhạc sĩ quốc tế, nhiều công ty giải trí khác như Big Hit Entertainment, Jellyfish Entertainment, WM Entertainment… cũng mạnh dạn học hỏi và áp dụng các chiến lược tương tự cho các nhóm nhạc thần tượng của họ.

SM

BTS cũng là một trường hợp vô cùng thành công khi phát triển âm nhạc từ các nghệ sĩ quốc tế

Điều này dẫn đến các kết quả đáng chú ý như: (Big Hit) đã thu về một lượng fan quốc tế rất lớn, (Jellyfish) có những ca khúc và concept ấn tượng sau từng sản phẩm và (WM) - nhóm nữ có chất nhạc được đánh giá hàng đầu trong lứa girlgroup thế hệ mới.

Vẫn biết, làng nhạc Hàn Quốc vẫn có nhiều nhạc sĩ đã vươn tới tầm quốc tế như Shin Hyuk, Kenzie, Ryan S. Jhun… song tác phẩm của họ thường chỉ được chọn làm bài hát phụ b-side, trong khi các bài hát được sáng tác bởi êkip nước ngoài luôn được chọn là bài hát chủ đề.

SM

"I Got A Boy" là một ca khúc mang tính bước ngoặt trong sự nghiệp của SNSD và nó là kết quả của việc nhiều êkip cùng chung tay "nhào nặn" để ra thành phẩm cuối cùng

Tuy nhiên, SM cũng thừa nhận rằng không phải cứ làm việc với các chuyên gia nước ngoài là đảm bảo thành công. Nếu nghệ sĩ thể hiện không phù hợp hoặc không kết nối được với ca khúc viết riêng cho họ, sự kết hợp ấy chắc chắn dẫn đến một kết quả thất bại.

Một nguồn tin từ còn cho biết công ty này đã có vô số cuộc gặp gỡ với các chuyên gia nước ngoài, song cả hai bên đều không thể chọn được bài hát hợp với nghệ sĩ. Do đó SM phải chịu một tổn thất lớn về tài chính.

Vậy mới biết những ca khúc thành công rực rỡ, mang tính biểu tượng của nghệ sĩ SM, không phải tự nhiên mà có và cái giá để trả cho chúng, cũng không hề rẻ và đơn giản một chút nào!

Tổng hợp từ nhiều nguồn



Đôi lời tâm sự #7162

Là gì vậy các V.I.P

0 nhận xét cho "Đây chính là lý do vì sao nhạc của SM hoặc là thành công xuất sắc, hoặc là thất bại thê thảm!"

Nhận xét