Đâu là những MV Kpop từng gây tranh cãi vì vấn đề văn hóa?
Việc áp dụng những phong cách mới lạ nhằm đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của công chúng là một điều kiện tiên quyết để thành công trong nền công nghiệp âm nhạc, và điều đó cũng không ngoại lệ đối với Kpop. Nghệ sỹ Hàn Quốc thường xuyên sử dụng những yếu tố của các nền văn hóa khác nhau trên thế giới để tăng tính thú vị cho sản phẩm âm nhạc. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự sáng tạo đó cũng được khán giả ủng hộ. Người hâm mộ quốc tế từng nhiều lần chỉ trích những thần tượng Kpop là “chiếm hữu văn hóa” vì cho rằng những nghệ sỹ này đang vay mượn và sử dụng các giá trị văn hóa của họ một cách không chính đáng.
Vậy "chiếm hữu văn hóa" là gì? Đó là việc chấp nhận và sử dụng những yếu tố của nền văn hóa này bởi thành viên của một nền văn hóa khác. Trong phần lớn các trường hợp, thuật ngữ này được dùng với nghĩa tiêu cực và còn được gọi là sự chiếm đoạt văn hóa hoặc đụng chạm văn hóa.
Chiếm hữu văn hóa chứa đựng rất nhiều yếu tố, gồm: lịch sử, nghệ thuật truyền thống, hội họa, âm nhạc, tôn giáo, tín ngưỡng, trang phục, kiểu tóc, lối trang điểm, ngôn ngữ…
Một nghệ sỹ thế giới từng nhận chỉ trích nặng nề vì chiếm đoạt văn hóa. Avril Lavigne bị người dân Nhật Bản phản đối vì kì thị người châu Á và diện trang phục phản cảm khi ngồi ăn sushi trong MV “Hello Kitty”. Selena Gomez cũng vướng vào rắc rối về văn hóa với lý do khi biểu diễn ca khúc "Come & Get It" cực kỳ nóng bỏng tại lễ trao giải MTV Movie 2013, cô đã vẽ lên trán hoa văn bindi (biểu tượng truyền thống của phụ nữ theo đạo Hindu).
Ở thị trường Kpop cũng có những sản phẩm âm nhạc trở thành cái gai trong mắt fan quốc tế vì được cho là đụng chạm văn hóa.
Năm 2013, thủ lĩnh Big Bang gom về hàng tá gạch đá từ phía người hâm mộ da đen vì một bài đăng được cho là kỳ thị sắc tộc. Trong tấm ảnh đó, G-Dragon khoe khuôn mặt bị bôi đen hoàn toàn. Chưa hết, mái tóc xoăn xù của G-Dragon trong MV “Michi Go” cũng gây ra vô số tranh cãi vì nó quá giống kiểu tóc đặc trưng của những người gốc Phi.
“Crazy” – 4Minute
4Minute thật sự khiến fan “phát điên” với concept hip-hop này. Tuy nhiên từ “phát điên” bao hàm cả nghĩa tốt lẫn nghĩa tiêu cực. Các cô gái được cho là đang “vay mượn” văn hóa châu Phi và Mỹ Latin khi vì đội mũ rock bucket, cột khăn bandana, đeo khẩu trang lưới và lắc mông đầy khiêu gợi (twerk).
"MOMMAE" – Jay Park
MV “MOMMAE” của Jay Park vốn đã không nhận được thiện cảm từ fan trong nước vì nó quá gợi dục và không hề phù hợp với một nước Á Đông như Hàn Quốc. Không những thế, người hâm mộ quốc tế còn tố cáo nam ca sỹ đã ăn cắp những câu rap đặc trưng của dòng nhạc Âu Mỹ để viết lời cho "MOMMAE".
"The Baddest Female" – CL
Hình ảnh trong "The Baddest Female" được nhận định là không khác gì một băng đảng. Những người tham gia MV này đã tết tóc dreadlocks, đeo mặt nạ và cột khăn bandana.
“Ya Ya Ya” – T-ara
Dù concept này của T-ara trông rất vui nhộn và quyến rũ nhưng chắc chắn các cô gái đã đụng chạm đến một nền văn hóa nổi tiếng. Trong MV "Ya Ya Ya", T-ara đã hóa thân thành những thổ dân da đỏ (cư dân bản địa của châu Mỹ) và nhảy múa xung quanh đống lửa và một chàng trai đang bị trói. Họ cũng vô tư mặc những trang phục này lên sân khấu biểu diễn. Và tất nhiên một số khán giả có tổ tiên là người Mỹ bản địa không hề hài lòng với điều này.
"Tough Cookie" – Zico
Các fan cho rằng “Tough Cookie” chứa nhiều yếu tố tình dục và hạ thấp phụ nữ. Thêm vào đó, hình ảnh những anh chàng với vẻ ngoài bặm trợn, đeo mặt nạ, dây xích lớn, tết tóc dreadlock ngay lập tức khiến người xem liên tưởng đến một băng nhóm gangster tại các nước Âu Mỹ.
“Red” – Hyuna
MV “Red” của Hyuna đụng chạm nghiêm trọng đến nền văn hóa Ai Cập vì cô đã sử dụng phong cách phục trang của phụ nữ đất nước này vào thời xưa. Hơn nữa, MV còn có một số hình ảnh Hyuna và các vũ công nhảy múa cực sexy trên phông nền mô phỏng kiến trúc Ai Cập cổ đại. Một đất nước giàu truyền thống như Ai Cập không thể chấp nhận việc những giá trị văn hóa của mình bị vấy bẩn bởi những cảnh quay dung tục như thế.
“Sorasora” – Pritz
Pritz hứng chịu một làn sóng phản đối mãnh mẽ vì trang phục của nhóm trong MV “Sora Sora”. Tay áo của những cô gái được may kèm thêm một chiếc băng tay có màu sắc và kí hiệu tương đồng với biểu tượng phát xít của Hitle.
0 nhận xét cho "Những MV Kpop là "cái gai trong mắt" fan quốc tế vì đụng chạm văn hóa"